Có một ‘thiên đường’ ở Đắk Nông
(TNO) - Nơi ấy không có cao ốc, không tiếng còi xe. Chỉ có “hồ trong nước xanh”, “ngút ngàn cây xanh”, có hương thơm của cỏ cây và một “thiên đường” để hò hẹn.
< Toàn cảnh hồ Tà Đùng.
Từ thị trấn Gia Nghĩa, chạy dọc theo QL 28 khoảng 45 km là gặp hồ Tà Đùng thuộc xã Đắk Som (Đắk Glong, Đắk Nông). Trước khi xuất phát, tôi gọi điện cho một người bạn ở Gia Nghĩa hỏi thêm về địa danh này.
Bạn nói: “Khách du lịch hay ví von Tà Đùng là vịnh Hạ Long của Tây nguyên. Nhưng đối với người địa phương thì Tà Đùng là Tà Đùng thôi. Nơi đó như một thiên đường”.
< Đường lên Tà Đùng.
Lời giới thiệu “mơ hồ” của bạn càng làm chúng tôi thêm háo hức. Sau chừng một giờ băng qua những đoạn đường quanh co, chúng tôi đã đến Tà Đùng. Thời điểm này, sương mù đang cuộn lên nhưng vẫn thấy rõ hàng chục hòn đảo lớn nhỏ được phủ một màu xanh, nhấp nhô trên mặt hồ. Khung cảnh thiên nhiên như một bức tranh và người dân địa phương nói rằng “bức tranh” ấy thường xuyên thay đổi qua những nét chấm phá của “ông trời”. Khi trời nắng, Tà Đùng trong xanh với từng đám mây trắng nhởn nhơ bay qua. Còn sau mỗi cơn mưa, Tà Đùng thường xuất hiện thêm sắc cầu vồng, tạo nên một không gian huyền hoặc như chốn “tiên cảnh”.
Dulichgo
< Cảnh hồ Tà Đùng nhìn từ trên cao.
'Tên Tà Đùng gắn liền với một sự tích. Theo một số tài liệu, xưa kia, làng B’ Nâm Pang Rah là một vùng đất trù phú, nhưng mỗi khi mưa bão thì ngập lụt khiến cuộc sống người dân cơ cực. Già làng đã mời hai vị thần có sức khỏe phi thường đến giúp đỡ dân làng. Hai vị thần đã kéo các ngọn núi về đặt xung quanh làng để chống ngập lụt. Núi kéo trước được gọi là núi Cha, rồi đến núi Mẹ, núi Chú…
Sau đó, dân làng tổ chức lễ cúng tạ ơn, mời các vị thần cai quản các ngọn núi về tham dự, chung vui. Mọi người đánh chiêng, ăn uống, trò chuyện thâu đêm.
Dulichgo
Bỗng nhiên, gần sáng có một trận bão tuyết tràn về phủ trắng bon làng. Người dân rất hoang mang và được báo mộng rằng, sở dĩ có trận bão tuyết là do bon làng tổ chức lễ cúng đã quên không mời thần Ba Trặ nên thần mới nổi giận, muốn thoát khỏi cảnh tuyết phủ thì phải làm lễ cúng tạ lỗi. Vậy là bon làng lại tổ chức lễ hội, thần Ba Trặ và các vị thần khác đều được mời dự. Sau lễ tạ lỗi, khu vực núi Cha mọc lên nhiều cây mía to, mấy người ôm không xuể. Dân làng đặt tên cho núi Cha là B’Nâm Tào Dung (nghĩa là núi có cây mía to). Núi B’Nâm Tào Dung về sau được gọi là núi Tà Đùng. Không rõ các đảo trong lòng hồ hiện nay có cây mía to nào không, nhưng Tà Đùng đã trở thành tên chung cho cả một vùng rộng lớn.
< Du khách lưu lại kỷ niệm khi đến với Tà Đùng.
Tà Đùng đang ngày càng trở thành một điểm đến hấp dẫn, là chốn hẹn hò lý tưởng cho những người ưa xê dịch và muốn tìm sự thanh bình. Vẫn giữ vẻ đẹp hoang sơ, nhưng Tà Đùng đã có thêm những dịch vụ kèm theo để níu chân lữ khách. Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi ghé vào một homestay ở thôn 3 của xã Đắk Som để tìm vị trí ngắm hồ Tà Đùng trên cao. Từ đây, du khách có thể “gom” các ngọn núi dưới lòng hồ vào tầm mắt. Và như lời giới thiệu của chủ nhà: "Không ai cảm thấy chán trước quang cảnh này”. Đến Tà Đùng, du khách cũng có thể đi thuyền ngắm cảnh, cắm trại trên những hòn đảo nhỏ giữa lòng hồ.
< Tà Đùng nhìn từ một homestay ở Đắk Som.
Dulichgo
Mùa này, nước hồ dâng cao và trong xanh, cây cối trên đảo cũng phủ một màu mượt mà, tươi mát. Đâu đó dọc hành trình, du khách còn bắt gặp những thác nước hùng vĩ với vẻ đẹp khó cưỡng.
Hồ Tà Đùng là điểm nhấn của Vườn quốc gia Tà Đùng, với khoảng 40 hòn đảo lớn nhỏ, bao quanh là núi non trùng điệp. Vườn quốc gia này có tổng diện tích tự nhiên 20.937,7 ha, với nhiều chức năng như: bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn các nguồn gien sinh vật nguy cấp, quý hiếm; cung ứng các dịch vụ môi trường rừng, đảm bảo an ninh môi trường; cung ứng hiện trường cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, thăm quan, du lịch sinh thái, giáo dục môi trường…
< Đi thuyền trên lòng hồ Tà Đùng.
Nhằm khai thác tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, tạo sức hút với khách du lịch, UBND tỉnh Đắk Nông đã quyết định phê duyệt Quy hoạch Khu du lịch sinh thái - văn hóa Tà Đùng.
Định hướng quy hoạch các tuyến, điểm và sản phẩm du lịch rất đa dạng, gồm: vui chơi, giải trí (hồ-đảo; cụm thác dưới tán rừng); du lịch thể thao - mạo hiểm (mạo hiểm mặt nước, mạo hiểm rừng bảo tồn, dã ngoại); du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng; du lịch tín ngưỡng...
Dulichgo
< Một thác nước ở Tà Đùng.
Hy vọng trong tương lai không xa, Tà Đùng sẽ trở thành điểm đến của đông đảo du khách trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội cho Đắk Nông - vùng đất hiền hòa, giàu tài nguyên và cảnh đẹp.
Theo Phan Lê (Thanh Niên)
Du lịch, GO!
< Toàn cảnh hồ Tà Đùng.
Từ thị trấn Gia Nghĩa, chạy dọc theo QL 28 khoảng 45 km là gặp hồ Tà Đùng thuộc xã Đắk Som (Đắk Glong, Đắk Nông). Trước khi xuất phát, tôi gọi điện cho một người bạn ở Gia Nghĩa hỏi thêm về địa danh này.
Bạn nói: “Khách du lịch hay ví von Tà Đùng là vịnh Hạ Long của Tây nguyên. Nhưng đối với người địa phương thì Tà Đùng là Tà Đùng thôi. Nơi đó như một thiên đường”.
< Đường lên Tà Đùng.
Lời giới thiệu “mơ hồ” của bạn càng làm chúng tôi thêm háo hức. Sau chừng một giờ băng qua những đoạn đường quanh co, chúng tôi đã đến Tà Đùng. Thời điểm này, sương mù đang cuộn lên nhưng vẫn thấy rõ hàng chục hòn đảo lớn nhỏ được phủ một màu xanh, nhấp nhô trên mặt hồ. Khung cảnh thiên nhiên như một bức tranh và người dân địa phương nói rằng “bức tranh” ấy thường xuyên thay đổi qua những nét chấm phá của “ông trời”. Khi trời nắng, Tà Đùng trong xanh với từng đám mây trắng nhởn nhơ bay qua. Còn sau mỗi cơn mưa, Tà Đùng thường xuất hiện thêm sắc cầu vồng, tạo nên một không gian huyền hoặc như chốn “tiên cảnh”.
Dulichgo
< Cảnh hồ Tà Đùng nhìn từ trên cao.
'Tên Tà Đùng gắn liền với một sự tích. Theo một số tài liệu, xưa kia, làng B’ Nâm Pang Rah là một vùng đất trù phú, nhưng mỗi khi mưa bão thì ngập lụt khiến cuộc sống người dân cơ cực. Già làng đã mời hai vị thần có sức khỏe phi thường đến giúp đỡ dân làng. Hai vị thần đã kéo các ngọn núi về đặt xung quanh làng để chống ngập lụt. Núi kéo trước được gọi là núi Cha, rồi đến núi Mẹ, núi Chú…
Sau đó, dân làng tổ chức lễ cúng tạ ơn, mời các vị thần cai quản các ngọn núi về tham dự, chung vui. Mọi người đánh chiêng, ăn uống, trò chuyện thâu đêm.
Dulichgo
Bỗng nhiên, gần sáng có một trận bão tuyết tràn về phủ trắng bon làng. Người dân rất hoang mang và được báo mộng rằng, sở dĩ có trận bão tuyết là do bon làng tổ chức lễ cúng đã quên không mời thần Ba Trặ nên thần mới nổi giận, muốn thoát khỏi cảnh tuyết phủ thì phải làm lễ cúng tạ lỗi. Vậy là bon làng lại tổ chức lễ hội, thần Ba Trặ và các vị thần khác đều được mời dự. Sau lễ tạ lỗi, khu vực núi Cha mọc lên nhiều cây mía to, mấy người ôm không xuể. Dân làng đặt tên cho núi Cha là B’Nâm Tào Dung (nghĩa là núi có cây mía to). Núi B’Nâm Tào Dung về sau được gọi là núi Tà Đùng. Không rõ các đảo trong lòng hồ hiện nay có cây mía to nào không, nhưng Tà Đùng đã trở thành tên chung cho cả một vùng rộng lớn.
< Du khách lưu lại kỷ niệm khi đến với Tà Đùng.
Tà Đùng đang ngày càng trở thành một điểm đến hấp dẫn, là chốn hẹn hò lý tưởng cho những người ưa xê dịch và muốn tìm sự thanh bình. Vẫn giữ vẻ đẹp hoang sơ, nhưng Tà Đùng đã có thêm những dịch vụ kèm theo để níu chân lữ khách. Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi ghé vào một homestay ở thôn 3 của xã Đắk Som để tìm vị trí ngắm hồ Tà Đùng trên cao. Từ đây, du khách có thể “gom” các ngọn núi dưới lòng hồ vào tầm mắt. Và như lời giới thiệu của chủ nhà: "Không ai cảm thấy chán trước quang cảnh này”. Đến Tà Đùng, du khách cũng có thể đi thuyền ngắm cảnh, cắm trại trên những hòn đảo nhỏ giữa lòng hồ.
< Tà Đùng nhìn từ một homestay ở Đắk Som.
Dulichgo
Mùa này, nước hồ dâng cao và trong xanh, cây cối trên đảo cũng phủ một màu mượt mà, tươi mát. Đâu đó dọc hành trình, du khách còn bắt gặp những thác nước hùng vĩ với vẻ đẹp khó cưỡng.
Hồ Tà Đùng là điểm nhấn của Vườn quốc gia Tà Đùng, với khoảng 40 hòn đảo lớn nhỏ, bao quanh là núi non trùng điệp. Vườn quốc gia này có tổng diện tích tự nhiên 20.937,7 ha, với nhiều chức năng như: bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn các nguồn gien sinh vật nguy cấp, quý hiếm; cung ứng các dịch vụ môi trường rừng, đảm bảo an ninh môi trường; cung ứng hiện trường cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, thăm quan, du lịch sinh thái, giáo dục môi trường…
< Đi thuyền trên lòng hồ Tà Đùng.
Nhằm khai thác tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, tạo sức hút với khách du lịch, UBND tỉnh Đắk Nông đã quyết định phê duyệt Quy hoạch Khu du lịch sinh thái - văn hóa Tà Đùng.
Định hướng quy hoạch các tuyến, điểm và sản phẩm du lịch rất đa dạng, gồm: vui chơi, giải trí (hồ-đảo; cụm thác dưới tán rừng); du lịch thể thao - mạo hiểm (mạo hiểm mặt nước, mạo hiểm rừng bảo tồn, dã ngoại); du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng; du lịch tín ngưỡng...
Dulichgo
< Một thác nước ở Tà Đùng.
Hy vọng trong tương lai không xa, Tà Đùng sẽ trở thành điểm đến của đông đảo du khách trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội cho Đắk Nông - vùng đất hiền hòa, giàu tài nguyên và cảnh đẹp.
Theo Phan Lê (Thanh Niên)
Du lịch, GO!
Xem thêm các thương hiệu mỹ phẩm locean, mỹ phẩm kosé, nước hoa tommy hilfiger, nước hoa calvin klein, nước hoa christian dior, nước hoa lancôme, mỹ phẩm scien sight, mỹ phẩm laneige, mỹ phẩm la roche-posay, mỹ phẩm ohui, mỹ phẩm sakura, mỹ phẩm vichy, mỹ phẩm shiseido, mỹ phẩm miss fairy, mỹ phẩm luna belle, mỹ phẩm vacci, mỹ phẩm angel madam đang khuyến mãi giá tốt đang giảm giá trên thị trường mỹ phẩm làm đẹp