Rừng chè báu vật ngàn tuổi ở Tây Côn Lĩnh
(VTC) - Đứng dưới tán rừng ngửa mỏi cổ nhìn lên, thấy Phúc chả khác gì con khỉ kẹp giữa những cành chè to như cái phích.
< Cây chè rừng khổng lồ ở Tây Côn Lĩnh, gốc hơn 1 người ôm, tán có đường kính 10m, do người dân khai thác.
Năm 2009, tôi đã chinh phục thành công đỉnh Tây Côn Lĩnh, sau hàng trăm năm đỉnh núi này bị bỏ quên, kể từ khi người Pháp trèo lên đo đạc địa hình. Trước đó, tôi đã có 4 năm với 4 lần đến chân núi rồi phải quay về. Đường chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh không khó, nhưng căn bản không có người dẫn đường, và đặc biệt, thời điểm đó ít người dám vào, vì bom mìn thời chiến tranh biên giới còn rất nhiều quanh chân núi.
< Tác giả dưới gốc một cây chè già, thân rỗng ở Tây Côn Lĩnh.
Con đường từ bản Chúng Phùng đi qua những rừng dẻ khổng lồ đẹp như cổ tích, những khu rừng đỗ quyên cổ thụ, cây nào cây nấy cả người ôm. Loài đỗ quyên lớn chậm, thân sù sì, u cục như tảng đá, cả ngàn năm tuổi có khi thân mới được người ôm.
Tôi đã ngỡ ngàng khi phát hiện ra vườn chè hoang dã ở độ cao 2000m. Chè Tây Côn Lĩnh đã được người Pháp phát hiện từ cả trăm năm trước, rải rác khắp dãy Tây Côn Lĩnh xuyên ba huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Xín Mần, trong đó, vùng đất Hoàng Su Phì với địa danh Nậm Ty đã tạo ra thứ trà Shan tuyết hảo hạng, có giá vài triệu đồng/kg từ nhiều năm trước.
< Quả chè rừng cổ thụ to như quả trứng gà.
Dulichgo
Các cụ xưa đã cưa thân những cây chè cổ thụ ở gần nơi định cư, để nó trổ nhiều cành, ra nhiều búp, nhiều lá, để thu hái sử dụng. Người Trung Quốc biết Tây Côn Lĩnh có nhiều chè cổ thụ đã sang thu mua từ cả trăm năm trước rồi. Người Pháp biết, cũng khai thác sử dụng, mà tạo ra thương hiệu tiếng tăm.
Giờ đây, đi dọc các xã quanh đỉnh Tây Côn Lĩnh, ở độ cao trên 1.000m, đều có thể thấy những cây chè cổ thụ, mà cành lá chành bạnh xum xuê.
< Cây chè rừng khổng lồ, như cây cổ thụ ở Tây Côn Lĩnh.
Tuổi của chúng vài trăm năm, gốc to cả người ôm, đều từng là những cây chè hoang dã, cải tạo mà thành, chứ chẳng ai hơi đâu gieo trồng ra chúng để đời sau thu hái.
Cũng chính vì vậy, đi sâu vào trong rừng, trèo lên những đỉnh núi cao, vẫn phát hiện ra những quần thể vườn chè mà cả triệu năm qua chúng vẫn âm thầm chết đi, mọc lên, như những loài cây gỗ khác.
Trong chuyến chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh năm 2009 theo hướng bản Chúng Phùng, tôi cũng đi qua những khu vực có chè hoang dã, cũng hái lá chè để uống, nhưng chỉ tìm thấy những cây chè thân to bằng cái phích, mọc rải rác trong rừng, dù tuổi đời đã cả trăm năm. Mặc dù, chúng là thứ cực kỳ quý hiếm, chế biến ra cực phẩm trà, nhưng, với số lượng không nhiều, quần thể không lớn, thì việc khai thác là không khả thi.
Dulichgo
Mới đây, nhận được tin từ một người chuyên đi rừng tìm thảo dược, đặc biệt là sâm tiết trúc và lan kim tuyến, về một khu rừng khổng lồ toàn chè cổ thụ, ở mãi gần đỉnh Tây Côn Lĩnh, tôi đã lập tức lên đường.
Phàn Dào Phúc là người dao Nậm Ty, sinh ra và lớn lên ở chân đỉnh Tây Côn Lĩnh. Mới 30 tuổi, nhưng Phúc có thâm niên 20 năm lần lục trong rừng, bới móc khắp dãy Tây Côn Lĩnh.
< Tác giả dưới gốc một cây chè cổ thụ 2 người ôm.
Từ khi chập chững biết đi, Phúc đã theo bố mẹ lên nương, ăn ngủ trong lán giữa rừng hoang cả tuần. Lớn lên, thì đi đào con dúi, bẫy con don, rồi đi đào sâm, tam thất, hái thảo dược bán cho người Trung Quốc. Tuổi thơ của Phúc cũng lớn lên dưới những tán chè cổ thụ ngay trong vườn nhà.
Phàn Dào Phúc bảo: “Mấy năm trước, người Trung Quốc sang thu mua cả gốc rễ cây chè, nhằm làm giống chè cổ thụ Việt Nam tuyệt diệt. Người Dao bản em yêu cây chè như tính mạng, nhưng cũng không ít người không kìm được cám dỗ, mà đốn chè đi bán. Đau xót lắm. Nếu người dân biết vườn chè cổ thụ ở đâu, họ sẽ kéo lên phá sạch ngay. Thế nên, nếu anh hứa không tiết lộ vị trí, em mới dẫn anh đi”.
< Cây chè cổ thụ với những cái cành khổng lồ.
Sau khi hứa “lên bờ xuống ruộng”, rằng sẽ giấu tiệt địa chỉ cụ thể vị trí, Phàn Dào Phúc mới dẫn tôi lên đường, chinh phục dãy Tây Côn Lĩnh mờ sương, đi tìm vườn chè cổ thụ.
Dulichgo
Sớm tinh sương, Phúc lấy chiếc win 100 cũ, chở tôi đi vòng vèo qua khắp các dông núi, xuyên qua các bản làng, đến tận rừng già, rồi bắt đầu cuốc bộ. Nơi cao chất ngất quanh đỉnh Tây Côn Lĩnh, chỉ có người Mông ở. Người Mông thích uống rượu, chứ ít uống trà, nên ít khi quan tâm đến nó.
Đứng ở lưng chừng đỉnh Tây Côn Lĩnh, Phúc bảo, đi bộ gần 10 tiếng nữa mới đến. Chỗ đó, chẳng rõ thuộc đất Hoàng Su Phì hay Vị Xuyên, bởi đỉnh Tây Côn Lĩnh nằm ở địa danh hai huyện. Hoàng Su Phì ở phía Tây của đỉnh, Vị Xuyên ở phía Đông.
Trên đường đi tìm vườn chè cổ thụ, ở độ cao gần 2.000m, tôi lạc qua những vườn chè, như có bàn tay tạo tác của con người.
Những gốc chè to 1 người ôm, thân đã già, rỗng ruột, nhưng vẫn mọc cành, ra lá, sai búp, nhìn chẳng khác gì cây thế bonsai của người Nhật. Lại có những cây chè, gốc to một người ôm, mà tán của nó tỏa ra một khu vực đường kính lên đến cả chục mét.
< Nếu không tinh mắt, không thể biết đây là cây chè.
Tôi hỏi: “Ở chỗ này, rừng hoang, cuốc bộ cả mấy tiếng mới tới nơi, mà sao lại có vườn chè cổ thụ như có sự can thiệp của con người thế này hả Phúc?”.
Theo lời anh chàng Phàn Dào Phúc, mặc dù từ phía sườn Tây chân núi đi sang mất gần 10 tiếng, nhưng một số bản làng người Dao ở sườn Đông phía Vị Xuyên lại chỉ mất chừng 3 tiếng cuốc bộ là lên đến vị trí vườn chè cổ thụ này.
Dulichgo
Theo các cụ, khoảng 100 năm trước, trên độ cao gần 2.000m này, từng có một nhóm dân cư người Dao sinh sống, dựng nhà, dựng lán ở khu vườn chè hoang này sinh sống.
< Rêu mốc bám kín những cây chè cổ thụ trên độ cao 2.000 của núi Tây Côn Lĩnh.
Có thể, họ dựng nhà ở đây, rồi hái chè để sử dụng, cũng có thể người Dao đã dựng nhà ở khu rừng chè này, để khai thác chè bán về xuôi. Tuy nhiên, nhiều khả năng, người Trung Quốc đã sang thu mua chè cổ thụ từ xa xưa, nên người Dao vào rừng ở thu hái chè bán sang Trung Quốc.
Đường sá quá xa xôi, nên sau này, người Dao đã rời xuống chân núi ở, và khu vực này lại biến thành rừng hoang. Tuy nhiên, thi thoảng họ vẫn vào phát cành chè cổ thụ, để chúng nảy nhiều búp, nhiều lá, thu hoạch năng suất hơn.
< Những cây chè hoang dã hàng trăm năm tuổi cho ra thứ trà cực quý.
Theo bước chân của Phàn Dào Phúc, chúng tôi tiếp tục đi sâu vào rừng già, theo hướng sườn Đông của đỉnh Tây Côn Lĩnh. Vượt qua những cánh rừng dẻ cổ thụ, những cây phay khổng lồ đến 6-7 người ôm, thì nghỉ chân.
Ngồi bên gốc cây khổng lồ, Phúc cầm con dao đi rừng bổ phập vào gốc, rồi hỏi tôi: “Anh biết cây gì đây không?”. Ngước lên thân cây, thấy rêu bám xanh rì, thật khó phân biệt. Thế nhưng, tôi chợt kinh ngạc, khi nhìn thấy chồi non mọc ra từ đoạn thân cách mặt đất độ 2,5m, rõ ràng là lá chè.
< Trà Long Tỉnh (Trung Quốc) khai thác từ chè cổ thụ có giá 1,2 tỷ đồng/kg.
Dulichgo
Giời ạ! Dù đi khắp rừng hoang, ôm những cây chè khổng lồ ở sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn,những cây chè ngàn tuổi ở tít hút sát nóc nhà Đông Dương, nhưng tôi cũng phải kinh ngạc khi trước mắt mình là một cây chè rừng cổ thụ khổng lồ, đến 2 người ôm mới xuể. Nếu không tinh mắt xem lá, không đến mùa hoa rụng, thì khó có thể phát hiện ra nó.
Phàn Dào Phúc nhảy phóc lên thân cây, rồi trèo thoăn thoắt như một con sóc, tót cái đã vắt vẻo trên ngọn cây chè. Đứng dưới tán rừng ngửa mỏi cổ nhìn lên, thấy Phúc chả khác gì con khỉ kẹp giữa những cành chè to như cái phích. Tôi trèo lên một ngọn cây, để giương máy chụp ảnh, thì cơn gió thổi những đám mây từ chân núi bay lên, nuốt chửng Phúc lấp ló sau những tán chè.
Cứ theo chân Phàn Dào Phúc đi một đoạn, Phúc lại dừng chân, vỗ vào thân cây rêu phong, lộ những mảng da trắng mốc đặc trưng của chè, để tôi tha hồ quay phim, chụp ảnh, tha hồ ngỡ ngàng với những báu vật thiên nhiên bị bỏ quên từ cả ngàn, cả triệu năm trước.
< Tác giả được mời thưởng thức trà Long Tỉnh với giá 1,2 tỷ đồng/kg tại TP. Hàng Châu - Trung Quốc.
Dulichgo
Phúc bảo, nếu đi sâu tiếp, lên cao tiếp, sẽ gặp những cây chè còn lớn khủng khiếp hơn nữa, hai người ôm không xuể, búp nảy trong mây, mầm bằng ngón tay út. Nhưng, nếu đi tiếp, thì phải ngủ lại rừng già thêm một đêm nữa.
Lạc giữa vườn chè hoang cổ thụ mênh mang, rêu phong, bị bỏ quên cả triệu năm trong rừng, với những gốc chè cả trăm, cả ngàn năm tuổi, tôi chợt nhớ đến buổi thưởng trà ở Hàng Châu (Trung Quốc), nơi khách VIP mới được bước chân vào những gian phòng, để thưởng thức loại trà Long Tỉnh, khai thác từ trà cổ thụ trên núi cao, có giá 1,2 tỷ đồng/kg, mà thật xót xa tiếc nuối, khi chúng ta có cả rừng báu vật bị bỏ quên bởi không biết xây dựng thương hiệu cho chúng.
Theo Phạm Dương Ngọc (VTC News)
Du lịch, GO!
< Cây chè rừng khổng lồ ở Tây Côn Lĩnh, gốc hơn 1 người ôm, tán có đường kính 10m, do người dân khai thác.
Năm 2009, tôi đã chinh phục thành công đỉnh Tây Côn Lĩnh, sau hàng trăm năm đỉnh núi này bị bỏ quên, kể từ khi người Pháp trèo lên đo đạc địa hình. Trước đó, tôi đã có 4 năm với 4 lần đến chân núi rồi phải quay về. Đường chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh không khó, nhưng căn bản không có người dẫn đường, và đặc biệt, thời điểm đó ít người dám vào, vì bom mìn thời chiến tranh biên giới còn rất nhiều quanh chân núi.
< Tác giả dưới gốc một cây chè già, thân rỗng ở Tây Côn Lĩnh.
Con đường từ bản Chúng Phùng đi qua những rừng dẻ khổng lồ đẹp như cổ tích, những khu rừng đỗ quyên cổ thụ, cây nào cây nấy cả người ôm. Loài đỗ quyên lớn chậm, thân sù sì, u cục như tảng đá, cả ngàn năm tuổi có khi thân mới được người ôm.
Tôi đã ngỡ ngàng khi phát hiện ra vườn chè hoang dã ở độ cao 2000m. Chè Tây Côn Lĩnh đã được người Pháp phát hiện từ cả trăm năm trước, rải rác khắp dãy Tây Côn Lĩnh xuyên ba huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Xín Mần, trong đó, vùng đất Hoàng Su Phì với địa danh Nậm Ty đã tạo ra thứ trà Shan tuyết hảo hạng, có giá vài triệu đồng/kg từ nhiều năm trước.
< Quả chè rừng cổ thụ to như quả trứng gà.
Dulichgo
Các cụ xưa đã cưa thân những cây chè cổ thụ ở gần nơi định cư, để nó trổ nhiều cành, ra nhiều búp, nhiều lá, để thu hái sử dụng. Người Trung Quốc biết Tây Côn Lĩnh có nhiều chè cổ thụ đã sang thu mua từ cả trăm năm trước rồi. Người Pháp biết, cũng khai thác sử dụng, mà tạo ra thương hiệu tiếng tăm.
Giờ đây, đi dọc các xã quanh đỉnh Tây Côn Lĩnh, ở độ cao trên 1.000m, đều có thể thấy những cây chè cổ thụ, mà cành lá chành bạnh xum xuê.
< Cây chè rừng khổng lồ, như cây cổ thụ ở Tây Côn Lĩnh.
Tuổi của chúng vài trăm năm, gốc to cả người ôm, đều từng là những cây chè hoang dã, cải tạo mà thành, chứ chẳng ai hơi đâu gieo trồng ra chúng để đời sau thu hái.
Cũng chính vì vậy, đi sâu vào trong rừng, trèo lên những đỉnh núi cao, vẫn phát hiện ra những quần thể vườn chè mà cả triệu năm qua chúng vẫn âm thầm chết đi, mọc lên, như những loài cây gỗ khác.
Trong chuyến chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh năm 2009 theo hướng bản Chúng Phùng, tôi cũng đi qua những khu vực có chè hoang dã, cũng hái lá chè để uống, nhưng chỉ tìm thấy những cây chè thân to bằng cái phích, mọc rải rác trong rừng, dù tuổi đời đã cả trăm năm. Mặc dù, chúng là thứ cực kỳ quý hiếm, chế biến ra cực phẩm trà, nhưng, với số lượng không nhiều, quần thể không lớn, thì việc khai thác là không khả thi.
Dulichgo
Mới đây, nhận được tin từ một người chuyên đi rừng tìm thảo dược, đặc biệt là sâm tiết trúc và lan kim tuyến, về một khu rừng khổng lồ toàn chè cổ thụ, ở mãi gần đỉnh Tây Côn Lĩnh, tôi đã lập tức lên đường.
Phàn Dào Phúc là người dao Nậm Ty, sinh ra và lớn lên ở chân đỉnh Tây Côn Lĩnh. Mới 30 tuổi, nhưng Phúc có thâm niên 20 năm lần lục trong rừng, bới móc khắp dãy Tây Côn Lĩnh.
< Tác giả dưới gốc một cây chè cổ thụ 2 người ôm.
Từ khi chập chững biết đi, Phúc đã theo bố mẹ lên nương, ăn ngủ trong lán giữa rừng hoang cả tuần. Lớn lên, thì đi đào con dúi, bẫy con don, rồi đi đào sâm, tam thất, hái thảo dược bán cho người Trung Quốc. Tuổi thơ của Phúc cũng lớn lên dưới những tán chè cổ thụ ngay trong vườn nhà.
Phàn Dào Phúc bảo: “Mấy năm trước, người Trung Quốc sang thu mua cả gốc rễ cây chè, nhằm làm giống chè cổ thụ Việt Nam tuyệt diệt. Người Dao bản em yêu cây chè như tính mạng, nhưng cũng không ít người không kìm được cám dỗ, mà đốn chè đi bán. Đau xót lắm. Nếu người dân biết vườn chè cổ thụ ở đâu, họ sẽ kéo lên phá sạch ngay. Thế nên, nếu anh hứa không tiết lộ vị trí, em mới dẫn anh đi”.
< Cây chè cổ thụ với những cái cành khổng lồ.
Sau khi hứa “lên bờ xuống ruộng”, rằng sẽ giấu tiệt địa chỉ cụ thể vị trí, Phàn Dào Phúc mới dẫn tôi lên đường, chinh phục dãy Tây Côn Lĩnh mờ sương, đi tìm vườn chè cổ thụ.
Dulichgo
Sớm tinh sương, Phúc lấy chiếc win 100 cũ, chở tôi đi vòng vèo qua khắp các dông núi, xuyên qua các bản làng, đến tận rừng già, rồi bắt đầu cuốc bộ. Nơi cao chất ngất quanh đỉnh Tây Côn Lĩnh, chỉ có người Mông ở. Người Mông thích uống rượu, chứ ít uống trà, nên ít khi quan tâm đến nó.
Đứng ở lưng chừng đỉnh Tây Côn Lĩnh, Phúc bảo, đi bộ gần 10 tiếng nữa mới đến. Chỗ đó, chẳng rõ thuộc đất Hoàng Su Phì hay Vị Xuyên, bởi đỉnh Tây Côn Lĩnh nằm ở địa danh hai huyện. Hoàng Su Phì ở phía Tây của đỉnh, Vị Xuyên ở phía Đông.
Trên đường đi tìm vườn chè cổ thụ, ở độ cao gần 2.000m, tôi lạc qua những vườn chè, như có bàn tay tạo tác của con người.
Những gốc chè to 1 người ôm, thân đã già, rỗng ruột, nhưng vẫn mọc cành, ra lá, sai búp, nhìn chẳng khác gì cây thế bonsai của người Nhật. Lại có những cây chè, gốc to một người ôm, mà tán của nó tỏa ra một khu vực đường kính lên đến cả chục mét.
< Nếu không tinh mắt, không thể biết đây là cây chè.
Tôi hỏi: “Ở chỗ này, rừng hoang, cuốc bộ cả mấy tiếng mới tới nơi, mà sao lại có vườn chè cổ thụ như có sự can thiệp của con người thế này hả Phúc?”.
Theo lời anh chàng Phàn Dào Phúc, mặc dù từ phía sườn Tây chân núi đi sang mất gần 10 tiếng, nhưng một số bản làng người Dao ở sườn Đông phía Vị Xuyên lại chỉ mất chừng 3 tiếng cuốc bộ là lên đến vị trí vườn chè cổ thụ này.
Dulichgo
Theo các cụ, khoảng 100 năm trước, trên độ cao gần 2.000m này, từng có một nhóm dân cư người Dao sinh sống, dựng nhà, dựng lán ở khu vườn chè hoang này sinh sống.
< Rêu mốc bám kín những cây chè cổ thụ trên độ cao 2.000 của núi Tây Côn Lĩnh.
Có thể, họ dựng nhà ở đây, rồi hái chè để sử dụng, cũng có thể người Dao đã dựng nhà ở khu rừng chè này, để khai thác chè bán về xuôi. Tuy nhiên, nhiều khả năng, người Trung Quốc đã sang thu mua chè cổ thụ từ xa xưa, nên người Dao vào rừng ở thu hái chè bán sang Trung Quốc.
Đường sá quá xa xôi, nên sau này, người Dao đã rời xuống chân núi ở, và khu vực này lại biến thành rừng hoang. Tuy nhiên, thi thoảng họ vẫn vào phát cành chè cổ thụ, để chúng nảy nhiều búp, nhiều lá, thu hoạch năng suất hơn.
< Những cây chè hoang dã hàng trăm năm tuổi cho ra thứ trà cực quý.
Theo bước chân của Phàn Dào Phúc, chúng tôi tiếp tục đi sâu vào rừng già, theo hướng sườn Đông của đỉnh Tây Côn Lĩnh. Vượt qua những cánh rừng dẻ cổ thụ, những cây phay khổng lồ đến 6-7 người ôm, thì nghỉ chân.
Ngồi bên gốc cây khổng lồ, Phúc cầm con dao đi rừng bổ phập vào gốc, rồi hỏi tôi: “Anh biết cây gì đây không?”. Ngước lên thân cây, thấy rêu bám xanh rì, thật khó phân biệt. Thế nhưng, tôi chợt kinh ngạc, khi nhìn thấy chồi non mọc ra từ đoạn thân cách mặt đất độ 2,5m, rõ ràng là lá chè.
< Trà Long Tỉnh (Trung Quốc) khai thác từ chè cổ thụ có giá 1,2 tỷ đồng/kg.
Dulichgo
Giời ạ! Dù đi khắp rừng hoang, ôm những cây chè khổng lồ ở sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn,những cây chè ngàn tuổi ở tít hút sát nóc nhà Đông Dương, nhưng tôi cũng phải kinh ngạc khi trước mắt mình là một cây chè rừng cổ thụ khổng lồ, đến 2 người ôm mới xuể. Nếu không tinh mắt xem lá, không đến mùa hoa rụng, thì khó có thể phát hiện ra nó.
Phàn Dào Phúc nhảy phóc lên thân cây, rồi trèo thoăn thoắt như một con sóc, tót cái đã vắt vẻo trên ngọn cây chè. Đứng dưới tán rừng ngửa mỏi cổ nhìn lên, thấy Phúc chả khác gì con khỉ kẹp giữa những cành chè to như cái phích. Tôi trèo lên một ngọn cây, để giương máy chụp ảnh, thì cơn gió thổi những đám mây từ chân núi bay lên, nuốt chửng Phúc lấp ló sau những tán chè.
Cứ theo chân Phàn Dào Phúc đi một đoạn, Phúc lại dừng chân, vỗ vào thân cây rêu phong, lộ những mảng da trắng mốc đặc trưng của chè, để tôi tha hồ quay phim, chụp ảnh, tha hồ ngỡ ngàng với những báu vật thiên nhiên bị bỏ quên từ cả ngàn, cả triệu năm trước.
< Tác giả được mời thưởng thức trà Long Tỉnh với giá 1,2 tỷ đồng/kg tại TP. Hàng Châu - Trung Quốc.
Dulichgo
Phúc bảo, nếu đi sâu tiếp, lên cao tiếp, sẽ gặp những cây chè còn lớn khủng khiếp hơn nữa, hai người ôm không xuể, búp nảy trong mây, mầm bằng ngón tay út. Nhưng, nếu đi tiếp, thì phải ngủ lại rừng già thêm một đêm nữa.
Lạc giữa vườn chè hoang cổ thụ mênh mang, rêu phong, bị bỏ quên cả triệu năm trong rừng, với những gốc chè cả trăm, cả ngàn năm tuổi, tôi chợt nhớ đến buổi thưởng trà ở Hàng Châu (Trung Quốc), nơi khách VIP mới được bước chân vào những gian phòng, để thưởng thức loại trà Long Tỉnh, khai thác từ trà cổ thụ trên núi cao, có giá 1,2 tỷ đồng/kg, mà thật xót xa tiếc nuối, khi chúng ta có cả rừng báu vật bị bỏ quên bởi không biết xây dựng thương hiệu cho chúng.
Theo Phạm Dương Ngọc (VTC News)
Du lịch, GO!
Xem thêm các thương hiệu mỹ phẩm locean, mỹ phẩm kosé, nước hoa tommy hilfiger, nước hoa calvin klein, nước hoa christian dior, nước hoa lancôme, mỹ phẩm scien sight, mỹ phẩm laneige, mỹ phẩm la roche-posay, mỹ phẩm ohui, mỹ phẩm sakura, mỹ phẩm vichy, mỹ phẩm shiseido, mỹ phẩm miss fairy, mỹ phẩm luna belle, mỹ phẩm vacci, mỹ phẩm angel madam đang khuyến mãi giá tốt đang giảm giá trên thị trường mỹ phẩm làm đẹp