Về cực Tây Tổ quốc, vui Tết Khù Sự Chà
(VNP) - Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì (còn có tên gọi khác như U Ní, Xá U Ní) sinh sống tại 4 xã vùng giáp biên của huyện Mường Nhé là Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng và Leng Su Sìn, thuộc hai nhóm Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ. Trong lễ tục vòng đời, người Hà Nhì có khá nhiều lễ hội được bảo tồn, lưu giữ, mang đậm sắc thái văn hóa độc đáo như: Lễ tết tháng 2 (Gạ ma thú); lễ cầu mưa; lễ cúng rừng...
< Điệu múa xòe của đồng bào dân tộc Hà Nhì trong ngày tết.
Đặc biệt, tết Khù Sự Chà (còn có tên gọi khác “Hồ Sự Chà”- tết cơm mới) là tết cổ truyền có không gian gian hóa đặc sắc nhất của người Hà Nhì.
< Chuẩn bị cơm nếp làm bánh dày.
Nhóm Hà Nhì La Mí ăn Tết Khù Sự Chà vào ngày Thìn (con Rồng) cuối cùng của tháng cuối năm, còn nhóm Hà Nhì Cồ Chồ sẽ ăn Tết sớm hơn khoảng 3 ngày, vào ngày Dần (con Hổ) của tháng đó. Người Hà Nhì vui chơi đón Tết thường kéo dài ít nhất trong 3 ngày. Tết cổ truyền Khù Sự Chà tổ chức vào thời điểm mùa màng đã thu hoạch xong, khép lại một năm lao động sản xuất, đây là dịp để những người con đi xa trở về nhà sum họp, đoàn tụ bên gia đình, báo hiếu tiên tổ, các bậc sinh thành và vui chơi, thăm hỏi người thân, bạn bè. Mọi người cùng chúc cho nhau những điều may mắn, tốt đẹp nhất, qua đó thêm thắt chặt tình đoàn kết bản làng.
Dulichgo
< Người dân chuẩn bị làm bánh dày trong ngày tết.
Trước tết một ngày, khi sương đêm còn bảng lảng, cái rét ngọt của miền núi rừng vùng biên viễn đang phủ khắp các bản làng. Khi dòng suối Mo Pí vặn mình qua các bản làng còn đang vọng đều tiếng nước chảy như kể về câu chuyện của quá khứ - những bước chân đầu tiên của người Hà Nhì ngược xuôi trên dặm dài biên cương Tổ quốc để tìm nơi định cư, lập bản, khai hoang ruộng lúa nước. Khi đỉnh núi Khoan La San nằm trong “khu rừng lạnh” với cao gần 1.900 mét so với mực nước biển, nơi có mốc số 0 “ba cạnh”- điểm cực Tây của Tổ quốc, nơi phân định ranh giới ba nước Việt Nam-Lào-Trung Quốc, nơi “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe - đang khoác trên mình những dải mây trắng. Vào thời điểm đó người dân Hà Nhì ở các bản đã thức giấc dọp dẹp nhà cửa, sân ngõ, ruộng vườn. Những bếp lửa bập bùng được nhóm lên, soi rõ khuôn mặt của những mẹ, những chị, những em gái tảo tần người Hà Nhì. Lối đi đấu nối giữa các cụm cư dân cũng được dọn dẹp sạch sẽ khi mặt trời vừa ló rạng trên dãy núi uy nghiêm, kỳ vĩ.
< Đồng bào dân tộc Hà Nhì làm bánh dày trong ngày tết.
Dulichgo
Theo ông Pờ Chinh Phạ, Phó Chủ tịch UBND xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, toàn xã có gần 320 hộ dân, gần 1.400 nhân khẩu, thuộc 7 cộng đồng dân tộc, sinh sống ở 7 bản, trong đó, cộng đồng dân tộc Hà Nhì chiếm đến 96% . Hàng chục năm trước, Sín Thầu là vùng đất khó khăn, mãi đến năm 2007 mới có đường ô tô từ trung tâm huyện Mường Nhé vào xã, sau năm 2012 điện lưới quốc gia mới “chạm” đến các bản Tá Miếu, Tả Cố Khừ... Đến nay cái đói, cái nghèo luôn đeo bám bản, làng đã không còn nữa. Trong những năm qua, kinh tế xã biên giới Sín Thầu tiếp tục tăng trưởng, diện mạo nông thôn đổi thay, tổng lương thực bình quân đầu người đạt hơn 400kg/người/năm; thu nhập bình quân của bà con đạt gần 30 triệu đồng/năm; địa phương đã đạt 15/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Những thành quả đó càng tạo niềm vui, giúp cho bà con dân tộc Hà Nhì đón Tết càng đông đủ, no ấm hơn.
< Người dân dậy sớm để chuẩn bị cho ngày tết của dân tộc mình.
Trong ngày Tết đầu tiên, từ lúc sáng sớm, các gia đình người Hà Nhì ở các bản Tá Miếu, Pờ Nhù Khồ, Tả Cố Khừ, Tả Cố Ky, Táng Sú Lình, A Pa Chải, Lỳ Mà Tá đã hối hả làm bánh trôi (“chà lẹ”) để đặt lên bàn thờ gia tiên, thực hiện nghi thức cúng bái để thông báo, mời tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Người Hà Nhì quan niệm, bánh trôi là món ăn đầu tiên, để tổ tiên ăn “lót dạ” khi “về ăn Tết” cùng con cháu. Do vậy, bánh trôi không thể thiếu trong lễ cúng đầu tiên ở mỗi gia đình, dù nhiều dù ít. Tuy nhiên, bánh trôi phải làm từ nguyên liệu bột nếp nương, có đặc tính rất dẻo và thơm. Sau khi được nhào nước, bột nếp nương được nặn thành từng viên nhỏ rồi thả vào nồi nước sôi, đun đến khi bánh nổi lên là chín. Khi làm bánh trôi, gia chủ sẽ nặn riêng ba chiếc bánh có kích thước to, tròn trịa để lúc chín sẽ đặt riêng trên một lá chuối non, rắc thêm bột vừng rang chín lên bề mặt bánh, rồi đem vào gian thờ cúng gia tiên.
< Chuẩn bị bánh trôi để cúng tổ tiên, thần linh.
Dulichgo
Trong tâm thức của người Hà Nhì, bánh trôi đem dâng cúng tổ tiên phải to hơn bánh thường, đó là thể hiện sự tri ân, thành kính, tấm lòng hiếu thuận của con cháu với các đấng sinh thành, bề trên, tiên tổ.
Khi gia chủ làm "lý", cúng lễ xong, mọi người trong gia đình sẽ ăn bánh trôi. Kết thúc bữa ăn với món bánh trôi, các gia đình sẽ tiến hành mổ lợn. Việc mổ lợn ngoài chức năng làm “lý” mời ông bà, tổ tiên còn để tạo nguồn thực phẩm cho gia đình sử dụng và tiếp đón, đãi khách trong những ngày Tết. Dịp Tết, thịt lợn là lễ vật dâng cúng tổ tiên nên bắt buộc các gia đình đều phải có, nếu vì hoàn cảnh khó khăn thì gia chủ phải nhờ anh em họ tộc giúp đỡ. Điều đặc biệt, người Hà Nhì chỉ mổ lợn trong ngày đầu tiên của Tết truyền thống hoặc ngày thứ ba, không mổ vào ngày thứ hai.
< Bánh trôi không thể thiếu trong mâm cúng tổ tiên của người Hà Nhì.
Bởi theo quan niệm của người Hà Nhì, ngày đầu tiên ăn Tết là ngày Thìn (Rồng), ngày thứ hai là ngày Tỵ (Rắn)- xung khắc với Hợi (Lợn), nếu mổ lợn vào ngày xung khắc thì sau này gia chủ sẽ không nuôi được lợn, gặp trắc trở trong chăn nuôi.
Ngày Tết, nếu như người Kinh có tục bói chân gà thì người Hà Nhì có tục bói gan lợn, mật lợn. Người Hà Nhì quan niệm, nếu gan lợn lành lặn, có màu sắc tươi thì đó là điều tốt đẹp và mật lợn căng đầy thì sang năm chăn nuôi phát triển, anh em con cháu vui thuận, đoàn kết.
< Nghi thức cúng tổ tiên, thần linh của đồng bào dân tộc Hà Nhì.
Dulichgo
Lợn mổ xong, gia chủ sẽ cắt mỗi thứ một ít, đem luộc chín rồi sắp bày lên mâm cùng với các lễ vật như bát cơm, củ gừng… để cúng khấn tổ tiên. Khi chủ nhà cúng xong, mọi thành viên trong gia đình cùng quỳ trước bàn thờ khấn vái. Số thịt lợn còn lại sau khi mổ lợn, một phần sẽ được chủ nhà chế biến thành các món ăn để đón, đãi khách đến thăm, chúc Tết gia đình và phần khác sẽ được cất giữ, bảo quản bằng cách thức riêng để dùng lâu dài trong những ngày sau Tết.
Bước sang ngày thứ hai, từ sáng sớm tinh sương chưa tỏ mặt người, bản làng đã thức giấc bởi tiếng người gọi nhau cùng chuẩn bị cho hoạt động giã bánh dày (“gạ bạ”), bản làng nhanh chóng sôi động bởi hoạt động giã bánh dày diễn ra ngay đầu ngõ, trong sân hay bên hiên nhà tại các gia đình, thu hút nhiều người cùng tham gia.
< Trong ngày tết, các gia đình đều phải có món thịt lợn, dù to hay nhỏ tùy thuộc vào hoàn cảnh mỗi gia đình.
Tiếng giã bánh dày thậm thịch, nhịp nhàng, vọng đều khắp bản làng, dội ra từ vách núi, âm vang đưa xa đến tận bản trên, bản dưới. Trong mẻ bánh giã đầu, chủ nhà sẽ nặn một chiếc bánh tròn đều, đẹp nhất để đem cúng mời tổ tiên, sau đó mọi người mới được ăn bánh.
Dulichgo
Sang ngày thứ ba, thường là ngày cuối cùng của dịp Tết, sẽ tập trung diễn ra các hoạt động vui chơi, giao lưu, thăm hỏi, chúc Tết, nhà nhà càng nhộn nhịp khách ra vào trong không khí vui tươi, phấn khởi; ấm áp tình thân, bạn hữu, dòng tộc. Khi đêm về khuya, hơi lạnh quấn lấy chân người thì các hoạt động mới vơi dần, mọi người lúc ấy mới gửi gắm tâm tư, hứa hẹn gặp lại nhau ở Tết năm sau. Sau đó, mọi người chia tay nhau để về nhà nghỉ ngơi.
Đến miền sơn cước Sín Thầu trong những ngày diễn ra Tết Khù Sự Chà, du khách phương xa đều trở thành “người con của bản”, được tiếp đón nồng hậu như những đứa con sau bao ngày đi xa trở về. Nhờ đó, du khách sẽ cảm nhận được nhịp sống bình dị mà đầm ấm, tâm hồn và tính cách của người Hà Nhì cởi mở, mến khách và rất trọng tình.
< Đồng bào dân tộc Hà Nhì chế biến thịt lợn trong ngày tết.
Dulichgo
Cùng với đó, du khách sẽ dễ dàng “lạc mắt” vào màu sắc sặc sỡ của thổ cẩm và sự tinh tế, tài hoa trong cách phối màu, thêu thùa của người phụ nữ Hà Nhì trên trang phục của họ; được hòa mình trong không gian văn hóa; trải nghiệm tập quán sinh hoạt, ẩm thực, văn hóa tâm linh; đắm mình trong những câu hát dân ca, những điệu múa xòe, múa nón mô phỏng hoạt động lao động, sản xuất và trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày; được tham gia những trò chơi dân gian truyền thống, độc đáo của người dân nơi đây.
Với Tết cổ truyền Khù Sự Chà, người Hà Nhì đang bảo lưu và trao truyền được những nét đẹp truyền thống, những giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc, thể hiện tấm lòng thành kính, hiếu thuận của con cháu với tổ tiên và sự đoàn kết, cố kết cộng đồng nơi biên cương Tổ quốc.
Theo Tuấn Anh - Hải An (Vietnam+)
Du lịch, GO!
< Điệu múa xòe của đồng bào dân tộc Hà Nhì trong ngày tết.
Đặc biệt, tết Khù Sự Chà (còn có tên gọi khác “Hồ Sự Chà”- tết cơm mới) là tết cổ truyền có không gian gian hóa đặc sắc nhất của người Hà Nhì.
< Chuẩn bị cơm nếp làm bánh dày.
Nhóm Hà Nhì La Mí ăn Tết Khù Sự Chà vào ngày Thìn (con Rồng) cuối cùng của tháng cuối năm, còn nhóm Hà Nhì Cồ Chồ sẽ ăn Tết sớm hơn khoảng 3 ngày, vào ngày Dần (con Hổ) của tháng đó. Người Hà Nhì vui chơi đón Tết thường kéo dài ít nhất trong 3 ngày. Tết cổ truyền Khù Sự Chà tổ chức vào thời điểm mùa màng đã thu hoạch xong, khép lại một năm lao động sản xuất, đây là dịp để những người con đi xa trở về nhà sum họp, đoàn tụ bên gia đình, báo hiếu tiên tổ, các bậc sinh thành và vui chơi, thăm hỏi người thân, bạn bè. Mọi người cùng chúc cho nhau những điều may mắn, tốt đẹp nhất, qua đó thêm thắt chặt tình đoàn kết bản làng.
Dulichgo
< Người dân chuẩn bị làm bánh dày trong ngày tết.
Trước tết một ngày, khi sương đêm còn bảng lảng, cái rét ngọt của miền núi rừng vùng biên viễn đang phủ khắp các bản làng. Khi dòng suối Mo Pí vặn mình qua các bản làng còn đang vọng đều tiếng nước chảy như kể về câu chuyện của quá khứ - những bước chân đầu tiên của người Hà Nhì ngược xuôi trên dặm dài biên cương Tổ quốc để tìm nơi định cư, lập bản, khai hoang ruộng lúa nước. Khi đỉnh núi Khoan La San nằm trong “khu rừng lạnh” với cao gần 1.900 mét so với mực nước biển, nơi có mốc số 0 “ba cạnh”- điểm cực Tây của Tổ quốc, nơi phân định ranh giới ba nước Việt Nam-Lào-Trung Quốc, nơi “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe - đang khoác trên mình những dải mây trắng. Vào thời điểm đó người dân Hà Nhì ở các bản đã thức giấc dọp dẹp nhà cửa, sân ngõ, ruộng vườn. Những bếp lửa bập bùng được nhóm lên, soi rõ khuôn mặt của những mẹ, những chị, những em gái tảo tần người Hà Nhì. Lối đi đấu nối giữa các cụm cư dân cũng được dọn dẹp sạch sẽ khi mặt trời vừa ló rạng trên dãy núi uy nghiêm, kỳ vĩ.
< Đồng bào dân tộc Hà Nhì làm bánh dày trong ngày tết.
Dulichgo
Theo ông Pờ Chinh Phạ, Phó Chủ tịch UBND xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, toàn xã có gần 320 hộ dân, gần 1.400 nhân khẩu, thuộc 7 cộng đồng dân tộc, sinh sống ở 7 bản, trong đó, cộng đồng dân tộc Hà Nhì chiếm đến 96% . Hàng chục năm trước, Sín Thầu là vùng đất khó khăn, mãi đến năm 2007 mới có đường ô tô từ trung tâm huyện Mường Nhé vào xã, sau năm 2012 điện lưới quốc gia mới “chạm” đến các bản Tá Miếu, Tả Cố Khừ... Đến nay cái đói, cái nghèo luôn đeo bám bản, làng đã không còn nữa. Trong những năm qua, kinh tế xã biên giới Sín Thầu tiếp tục tăng trưởng, diện mạo nông thôn đổi thay, tổng lương thực bình quân đầu người đạt hơn 400kg/người/năm; thu nhập bình quân của bà con đạt gần 30 triệu đồng/năm; địa phương đã đạt 15/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Những thành quả đó càng tạo niềm vui, giúp cho bà con dân tộc Hà Nhì đón Tết càng đông đủ, no ấm hơn.
< Người dân dậy sớm để chuẩn bị cho ngày tết của dân tộc mình.
Trong ngày Tết đầu tiên, từ lúc sáng sớm, các gia đình người Hà Nhì ở các bản Tá Miếu, Pờ Nhù Khồ, Tả Cố Khừ, Tả Cố Ky, Táng Sú Lình, A Pa Chải, Lỳ Mà Tá đã hối hả làm bánh trôi (“chà lẹ”) để đặt lên bàn thờ gia tiên, thực hiện nghi thức cúng bái để thông báo, mời tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Người Hà Nhì quan niệm, bánh trôi là món ăn đầu tiên, để tổ tiên ăn “lót dạ” khi “về ăn Tết” cùng con cháu. Do vậy, bánh trôi không thể thiếu trong lễ cúng đầu tiên ở mỗi gia đình, dù nhiều dù ít. Tuy nhiên, bánh trôi phải làm từ nguyên liệu bột nếp nương, có đặc tính rất dẻo và thơm. Sau khi được nhào nước, bột nếp nương được nặn thành từng viên nhỏ rồi thả vào nồi nước sôi, đun đến khi bánh nổi lên là chín. Khi làm bánh trôi, gia chủ sẽ nặn riêng ba chiếc bánh có kích thước to, tròn trịa để lúc chín sẽ đặt riêng trên một lá chuối non, rắc thêm bột vừng rang chín lên bề mặt bánh, rồi đem vào gian thờ cúng gia tiên.
< Chuẩn bị bánh trôi để cúng tổ tiên, thần linh.
Dulichgo
Trong tâm thức của người Hà Nhì, bánh trôi đem dâng cúng tổ tiên phải to hơn bánh thường, đó là thể hiện sự tri ân, thành kính, tấm lòng hiếu thuận của con cháu với các đấng sinh thành, bề trên, tiên tổ.
Khi gia chủ làm "lý", cúng lễ xong, mọi người trong gia đình sẽ ăn bánh trôi. Kết thúc bữa ăn với món bánh trôi, các gia đình sẽ tiến hành mổ lợn. Việc mổ lợn ngoài chức năng làm “lý” mời ông bà, tổ tiên còn để tạo nguồn thực phẩm cho gia đình sử dụng và tiếp đón, đãi khách trong những ngày Tết. Dịp Tết, thịt lợn là lễ vật dâng cúng tổ tiên nên bắt buộc các gia đình đều phải có, nếu vì hoàn cảnh khó khăn thì gia chủ phải nhờ anh em họ tộc giúp đỡ. Điều đặc biệt, người Hà Nhì chỉ mổ lợn trong ngày đầu tiên của Tết truyền thống hoặc ngày thứ ba, không mổ vào ngày thứ hai.
< Bánh trôi không thể thiếu trong mâm cúng tổ tiên của người Hà Nhì.
Bởi theo quan niệm của người Hà Nhì, ngày đầu tiên ăn Tết là ngày Thìn (Rồng), ngày thứ hai là ngày Tỵ (Rắn)- xung khắc với Hợi (Lợn), nếu mổ lợn vào ngày xung khắc thì sau này gia chủ sẽ không nuôi được lợn, gặp trắc trở trong chăn nuôi.
Ngày Tết, nếu như người Kinh có tục bói chân gà thì người Hà Nhì có tục bói gan lợn, mật lợn. Người Hà Nhì quan niệm, nếu gan lợn lành lặn, có màu sắc tươi thì đó là điều tốt đẹp và mật lợn căng đầy thì sang năm chăn nuôi phát triển, anh em con cháu vui thuận, đoàn kết.
< Nghi thức cúng tổ tiên, thần linh của đồng bào dân tộc Hà Nhì.
Dulichgo
Lợn mổ xong, gia chủ sẽ cắt mỗi thứ một ít, đem luộc chín rồi sắp bày lên mâm cùng với các lễ vật như bát cơm, củ gừng… để cúng khấn tổ tiên. Khi chủ nhà cúng xong, mọi thành viên trong gia đình cùng quỳ trước bàn thờ khấn vái. Số thịt lợn còn lại sau khi mổ lợn, một phần sẽ được chủ nhà chế biến thành các món ăn để đón, đãi khách đến thăm, chúc Tết gia đình và phần khác sẽ được cất giữ, bảo quản bằng cách thức riêng để dùng lâu dài trong những ngày sau Tết.
Bước sang ngày thứ hai, từ sáng sớm tinh sương chưa tỏ mặt người, bản làng đã thức giấc bởi tiếng người gọi nhau cùng chuẩn bị cho hoạt động giã bánh dày (“gạ bạ”), bản làng nhanh chóng sôi động bởi hoạt động giã bánh dày diễn ra ngay đầu ngõ, trong sân hay bên hiên nhà tại các gia đình, thu hút nhiều người cùng tham gia.
< Trong ngày tết, các gia đình đều phải có món thịt lợn, dù to hay nhỏ tùy thuộc vào hoàn cảnh mỗi gia đình.
Tiếng giã bánh dày thậm thịch, nhịp nhàng, vọng đều khắp bản làng, dội ra từ vách núi, âm vang đưa xa đến tận bản trên, bản dưới. Trong mẻ bánh giã đầu, chủ nhà sẽ nặn một chiếc bánh tròn đều, đẹp nhất để đem cúng mời tổ tiên, sau đó mọi người mới được ăn bánh.
Dulichgo
Sang ngày thứ ba, thường là ngày cuối cùng của dịp Tết, sẽ tập trung diễn ra các hoạt động vui chơi, giao lưu, thăm hỏi, chúc Tết, nhà nhà càng nhộn nhịp khách ra vào trong không khí vui tươi, phấn khởi; ấm áp tình thân, bạn hữu, dòng tộc. Khi đêm về khuya, hơi lạnh quấn lấy chân người thì các hoạt động mới vơi dần, mọi người lúc ấy mới gửi gắm tâm tư, hứa hẹn gặp lại nhau ở Tết năm sau. Sau đó, mọi người chia tay nhau để về nhà nghỉ ngơi.
Đến miền sơn cước Sín Thầu trong những ngày diễn ra Tết Khù Sự Chà, du khách phương xa đều trở thành “người con của bản”, được tiếp đón nồng hậu như những đứa con sau bao ngày đi xa trở về. Nhờ đó, du khách sẽ cảm nhận được nhịp sống bình dị mà đầm ấm, tâm hồn và tính cách của người Hà Nhì cởi mở, mến khách và rất trọng tình.
< Đồng bào dân tộc Hà Nhì chế biến thịt lợn trong ngày tết.
Dulichgo
Cùng với đó, du khách sẽ dễ dàng “lạc mắt” vào màu sắc sặc sỡ của thổ cẩm và sự tinh tế, tài hoa trong cách phối màu, thêu thùa của người phụ nữ Hà Nhì trên trang phục của họ; được hòa mình trong không gian văn hóa; trải nghiệm tập quán sinh hoạt, ẩm thực, văn hóa tâm linh; đắm mình trong những câu hát dân ca, những điệu múa xòe, múa nón mô phỏng hoạt động lao động, sản xuất và trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày; được tham gia những trò chơi dân gian truyền thống, độc đáo của người dân nơi đây.
Với Tết cổ truyền Khù Sự Chà, người Hà Nhì đang bảo lưu và trao truyền được những nét đẹp truyền thống, những giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc, thể hiện tấm lòng thành kính, hiếu thuận của con cháu với tổ tiên và sự đoàn kết, cố kết cộng đồng nơi biên cương Tổ quốc.
Theo Tuấn Anh - Hải An (Vietnam+)
Du lịch, GO!
Xem thêm các thương hiệu mỹ phẩm locean, mỹ phẩm kosé, nước hoa tommy hilfiger, nước hoa calvin klein, nước hoa christian dior, nước hoa lancôme, mỹ phẩm scien sight, mỹ phẩm laneige, mỹ phẩm la roche-posay, mỹ phẩm ohui, mỹ phẩm sakura, mỹ phẩm vichy, mỹ phẩm shiseido, mỹ phẩm miss fairy, mỹ phẩm luna belle, mỹ phẩm vacci, mỹ phẩm angel madam đang khuyến mãi giá tốt đang giảm giá trên thị trường mỹ phẩm làm đẹp