Ngôi đình hơn 150 tuổi nằm giữa dòng kênh ở Sài Gòn
(VNE) - Từ cầu Bà Tàng (quận 8) vào khoảng 300 mét, theo con rạch cùng tên là rạch Bà Tàng, ta thấy một cù lao nhỏ, rộng khoảng 2 héc ta.
Trên cù lao có một ngôi đình kiến trúc rộng rãi, uy nghi, cổ kính. Tại đây, vào ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng, dân chúng ở các nơi trong thành phố và ở các tỉnh bạn đến cúng bái đông đảo. Đó là đình Bình Đông mà ngày trước nhân dân thường gọi là "Bình Đông Hội Quán".
Đình Bình Đông được xây dựng trên cù lao Bà Tàng, nằm ở ngay nhánh rẽ của dòng kênh Đôi thuộc phường 7 quận 8 thành phố Hồ Chí Minh.
Theo “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức, thôn Bình Đông thuộc tổng Tân Phong, huyện Tân Long, phủ Tân Bình (1818). Đình có sắc phong Tự Đức ngũ niên (1853).
Dulichgo
Như vậy đình Bình Đông phải được xây dựng trước năm 1853, tức trước năm nhận được sắc. Sắc phong cho Thần "Thành hoàng bổn cảnh" của thôn Bình Đông, huyện Tân Long ghi ngày 29 tháng 11 âm lịch năm Nhâm Tý (08/01/1853).
Hơn 150 năm trước, khi mới xây dựng, kiến trúc của đình chỉ là ngôi nhà lá cho dân cư quanh vùng tới hội họp và cúng bái. Đến năm 1922, đình được trùng tu bằng mái ngói, vách ván, cột kèo gỗ theo dạng đình Nam Bộ.
Năm 1968, đình Bình Đông bị phá hủy nặng nề do chiến tranh. Sau nhiều lần trùng tu, đến năm 1991, đình được xây dựng lại với kết cấu bê tông cốt sắt nhưng kiến trúc tổng thể vẫn giữ nguyên.Dulichgo
Các công trình xây dựng theo dạng đình Nam Bộ với võ ca và chánh điện nằm giữa, hai bên có Đông và Tây lang, bên cạnh lại có nhà Nghĩa Từ.
Sân đình rộng với nhiều cây xanh, ba cổng vào và đều hướng ra bờ kênh. Cổng chính được xây dựng theo kiểu tam quan, trên nóc là hình ảnh "lưỡng long tranh châu" quen thuộc trong kiến trúc đình chùa của người Việt.
Phía trước chánh điện là nhà võ ca, không có tường xung quanh. Đây là nơi diễn ra các hoạt động văn nghệ trong các dịp lễ hội.
Chánh điện đình Bình Đông dù được xây lại, vẫn giữ nét kiến trúc truyền thống với các gian thờ, hoành phi, câu đối… sơn son thếp vàng.
Trong chánh điện vẫn giữ được các hiện vật như toàn bộ khám thờ thần, Tả Hữu ban, Hội đồng, bộ bát bửu... Ở hai bên chánh điện là hình tượng hai con ngựa đen, trắng biểu tượng cho sự uy linh, tôn nghiêm và tính cân xứng.
Trong đình còn có nhà truyền thống, trưng bày ảnh hoạt động của nguyên Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng. Từ năm 1925 khi từ nước ngoài trở về, ông Tôn Đức Thắng chọn ngôi đình là cơ sở hoạt động cách mạng bí mật.
Mỗi ngày, đình Bình Đông đều có nhiều người dân, du khách tới tham quan, cúng bái. Lễ hội lớn nhất là lễ Kỳ Yên được tổ chức ngày 12, 13 tháng hai âm lịch, thu hút đông đảo bà con trong khu vực và các tỉnh miền Tây tham dự.
Dulichgo
Cuối năm 2017, cây cầu qua đình Bình Đông được khánh thành, giúp người dân không còn cảnh "qua sông lụy đò". Cây cầu dài hơn 100 m, hai bên lan can được tô điểm với sắc hoa giấy, hoa sử quân tử.
Theo Quỳnh Trần (Vnexpress) + web Quận 8
Du lịch, GO!
Trên cù lao có một ngôi đình kiến trúc rộng rãi, uy nghi, cổ kính. Tại đây, vào ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng, dân chúng ở các nơi trong thành phố và ở các tỉnh bạn đến cúng bái đông đảo. Đó là đình Bình Đông mà ngày trước nhân dân thường gọi là "Bình Đông Hội Quán".
Đình Bình Đông được xây dựng trên cù lao Bà Tàng, nằm ở ngay nhánh rẽ của dòng kênh Đôi thuộc phường 7 quận 8 thành phố Hồ Chí Minh.
Theo “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức, thôn Bình Đông thuộc tổng Tân Phong, huyện Tân Long, phủ Tân Bình (1818). Đình có sắc phong Tự Đức ngũ niên (1853).
Dulichgo
Như vậy đình Bình Đông phải được xây dựng trước năm 1853, tức trước năm nhận được sắc. Sắc phong cho Thần "Thành hoàng bổn cảnh" của thôn Bình Đông, huyện Tân Long ghi ngày 29 tháng 11 âm lịch năm Nhâm Tý (08/01/1853).
Hơn 150 năm trước, khi mới xây dựng, kiến trúc của đình chỉ là ngôi nhà lá cho dân cư quanh vùng tới hội họp và cúng bái. Đến năm 1922, đình được trùng tu bằng mái ngói, vách ván, cột kèo gỗ theo dạng đình Nam Bộ.
Năm 1968, đình Bình Đông bị phá hủy nặng nề do chiến tranh. Sau nhiều lần trùng tu, đến năm 1991, đình được xây dựng lại với kết cấu bê tông cốt sắt nhưng kiến trúc tổng thể vẫn giữ nguyên.Dulichgo
Các công trình xây dựng theo dạng đình Nam Bộ với võ ca và chánh điện nằm giữa, hai bên có Đông và Tây lang, bên cạnh lại có nhà Nghĩa Từ.
Sân đình rộng với nhiều cây xanh, ba cổng vào và đều hướng ra bờ kênh. Cổng chính được xây dựng theo kiểu tam quan, trên nóc là hình ảnh "lưỡng long tranh châu" quen thuộc trong kiến trúc đình chùa của người Việt.
Phía trước chánh điện là nhà võ ca, không có tường xung quanh. Đây là nơi diễn ra các hoạt động văn nghệ trong các dịp lễ hội.
Chánh điện đình Bình Đông dù được xây lại, vẫn giữ nét kiến trúc truyền thống với các gian thờ, hoành phi, câu đối… sơn son thếp vàng.
Trong chánh điện vẫn giữ được các hiện vật như toàn bộ khám thờ thần, Tả Hữu ban, Hội đồng, bộ bát bửu... Ở hai bên chánh điện là hình tượng hai con ngựa đen, trắng biểu tượng cho sự uy linh, tôn nghiêm và tính cân xứng.
Trong đình còn có nhà truyền thống, trưng bày ảnh hoạt động của nguyên Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng. Từ năm 1925 khi từ nước ngoài trở về, ông Tôn Đức Thắng chọn ngôi đình là cơ sở hoạt động cách mạng bí mật.
Mỗi ngày, đình Bình Đông đều có nhiều người dân, du khách tới tham quan, cúng bái. Lễ hội lớn nhất là lễ Kỳ Yên được tổ chức ngày 12, 13 tháng hai âm lịch, thu hút đông đảo bà con trong khu vực và các tỉnh miền Tây tham dự.
Dulichgo
Cuối năm 2017, cây cầu qua đình Bình Đông được khánh thành, giúp người dân không còn cảnh "qua sông lụy đò". Cây cầu dài hơn 100 m, hai bên lan can được tô điểm với sắc hoa giấy, hoa sử quân tử.
Theo Quỳnh Trần (Vnexpress) + web Quận 8
Du lịch, GO!
Xem thêm các thương hiệu mỹ phẩm locean, mỹ phẩm kosé, nước hoa tommy hilfiger, nước hoa calvin klein, nước hoa christian dior, nước hoa lancôme, mỹ phẩm scien sight, mỹ phẩm laneige, mỹ phẩm la roche-posay, mỹ phẩm ohui, mỹ phẩm sakura, mỹ phẩm vichy, mỹ phẩm shiseido, mỹ phẩm miss fairy, mỹ phẩm luna belle, mỹ phẩm vacci, mỹ phẩm angel madam đang khuyến mãi giá tốt đang giảm giá trên thị trường mỹ phẩm làm đẹp